Lập báo cáo thuế là quá trình tổng hợp và trình bày thông tin liên quan đến thu nhập, chi phí, và các yếu tố khác để tính toán và báo cáo số thuế mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp cần nộp đối với cơ quan thuế. Báo cáo thuế đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý tài chính và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định thuế. Vậy hiện nay những loại báo cáo thuế nào phải nộp hàng tháng, hàng quý? Hãy cùng CTY TNHH Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bảo Ngân tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

1 Số loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý
Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT là loại thuế kê khai theo Tháng. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, thì sẽ kê khai thuế GTGT theo quý. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, tùy vào doanh thu năm trước liền kề sẽ quyết định doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng. Đối với trường hợp của doanh nghiệp từ 50 tỷ trở lên, doanh nghiệp nộp thuế thuộc diện kê khai thuế GTGT theo tháng và không được áp dụng khai thuế theo Quý. Trường hợp doanh thu năm của doanh nghiệp dưới 50 tỷ, doanh nghiệp nộp thuế được lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế đang kê khai thuế theo tháng muốn chuyển sang khai thuế theo quý thì gửi văn bản đề nghị đến Cơ Quan Thuế quản lý trực tiếp chậm nhất ngày 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý. Nếu sau thời hạn này doanh nghiệp nộp thuế không gửi văn bản đến Cơ Quan Thuế thì doanh nghiệp nộp thuế tiếp tục kê khai thuế theo tháng.

Việc kê khai thuế theo tháng theo quý được áp dụng trọn năm dương lịch.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Sau đó, cần chuẩn bị những loại giấy tờ phù hợp với hình thức kê khai thuế GTGT đã được xác định

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu tính trên thu nhập của người nộp thuế, người có thu nhập phải trích một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng

+ Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng, cá nhân nộp thuế có thể được lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý

Doanh nghiệp nộp thuế thuộc đối tượng không phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định thì doanh nghiệp nộp thuế nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thuế TNDN được tính trên phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Căn cứ vào số hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp để tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp.

Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo hình thức theo quý. Trường hợp phát sinh số tiền thuế TNDN thì chỉ cần nộp thuế TNDN đó, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Thời hạn nộp báo cáo thuế

Trường hợp doanh nghiệp gửi báo cáo thuế muộn sẽ phải đối mặt với các biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, bộ phận kế toán phải tiến hành lập báo cáo thuế trước thời hạn. Thời hạn nộp báo cáo thuế như sau:

– Đối với báo cáo thuế theo tháng, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo

– Đối với báo cáo thuế theo quý, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất vào ngày thứ 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về Lập báo cáo thuế và các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ Lập báo cáo thuế bạn có thể liên hệ trực tiếp với CTY TNHH Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bảo Ngân để được hỗ trợ!

    Hỗ trợ giải đáp




    Gọi điện thoại
    02753.668.868